Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Tôi đã đến Trường Sa !

         Vào những ngày cuối tháng 5, tôi nhận được thông báo sẽ đại diện sinh viên TP.Đà Nẵng tham gia “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2014.Quá đỗi sung sướng và tự hào! Vậy là tôi có cơ hội thực hiện ước mơ được đặt chân lên Trường Sa – chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…
         Hành trình năm nay gồm 198 đại biểu đến từ nhiều địa phương, tổ chức chính trị xã hội, trong đó có 90 đại biểu là những gương mặt trẻ tiêu biểu, cán bộ Đoàn, doanh nhân trẻ, thầy thuốc trẻ, sinh viên, văn nghệ sĩ, y bác sĩ, phóng viên báo chí… Chiều 27.5, cả đoàn họp quán triệt trước hành trình tại Hội trường Nhà khách Hải Quân, số 1A Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Trong đoàn của chúng tôi có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3 và cũng có người là lần đầu tiên đi biển… nhưng tất cả đều háo hức chờ đợi giây phút ra khơi.
(Không khí trước lúc lên tàu)
         Sáng 28.5, đoàn dậy sớm chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đến cảng Cát Lái. Đoàn vừa đặt chân lên cảng đã được các chiến sĩ hải quân đón tiếp chu đáo, đưa giúp hành lý, quân tư trang đến từng phòng trên tàu. Đúng 8 giờ, tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh tổ chức lễ tiễn đoàn công tác với nghi thức rất trang trọng...Xem thêm

Sẽ mãi không quên "Vòng tròn bất tử" !

         Với những người lính chúng tôi, được trở thành chiến sĩ Trường Sa là hãnh diện to lớn nhưng càng vinh dự hơn khi canh gác tại Len Đao – một trong 3 nơi mà ngày 14/3/1988 xảy ra cuộc hải chiến Trường Sa đau thương đi vào lịch sử. Năm nào cũng vậy, khi ngày tưởng niệm gần kề, thì cảm xúc ùa về càng ngày càng dữ dội trong anh em lính đảo.

          Vùng biển Len Đao này rất đặc biệt, cứ gần đến ngày tưởng niệm sự kiện đau thương của dân tộc Việt Nam là đất trời thay đổi không khí, như một cái điềm gợi nhớ chuyện xưa. Còn 2 ngày nữa là đến ngày 14/3, nhưng ngày hôm nay sóng gió không còn hiền hòa; gió không còn thổi nhẹ như những ngày trước. Mà gió thổi rất mạnh làm cho các thùng chứa nước trên đảo chìm lắc lư theo từng cơn gió thổi. Anh em lính gác chúng tôi rỉ tai nhau nói, gần đến ngày tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh, gần đến ngày tưởng niệm hải chiến Trường Sa nên các anh linh thiêng như thế.
Thiếu úy Trần Văn Phương đã anh dũng ôm chặt lá cờ tổ quốc trước họng súng quân xâm lược

          Nói đùa với nhau vậy thôi chứ làm sao mà anh em chúng tôi quên được cái ngày khốc liệt lính Trung Quốc đổ bộ dày đặc lên đảo với súng ống gắn lưỡi lê sáng quắc cố tràn vào vòng tròn chiến sĩ Việt Nam... Xem thêm

Nguyện làm "cột mốc sống" trên biển Hoàng Sa

“Biển Hoàng Sa với bà con tui như máu thịt. Mấy trăm năm qua, từ đời cha ông đến bây giờ mỗi ngư dân là cột mốc sống chủ quyền. Ở đó là máu thịt bao thế hệ, nên cho dù có chết bà con tui cũng không thể bỏ” - kình ngư Trần Em khẳng định.
Máu thịt Hoàng Sa
         Giữa những ngày căng thẳng khi Trung Quốc dựng dàn khoan trái phép trên biển Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam, những ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng trên những con tàu nhỏ bé vẫn mải miết tiến ra Hoàng Sa, không hề run sợ.
          “Có chi mà sợ? Bao đời nay cha ông vẫn ở đó, đến chừ chúng tôi vẫn ở đó. Hoàng Sa với chúng tôi như máu thịt. Mấy chục năm ni, mỗi ngư dân chúng tôi là cột mốc sống chủ quyền ở Hoàng Sa” – lão kình ngư Trần Em (thôn Đông Tuần, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, thuyền viên tàu QNa 90659) khẳng định.
Biển Đông; Hoàng Sa; giàn khoan; Trung Quốc
Đoàn tàu của ngư dân Tam Hải, Tam Quang, huyện Núi Thành liên kết thành đội xuất bến ra Hoàng Sa
          Theo ông Trần Em, suốt mấy ngày qua, nhiều tàu Trung Quốc rượt đuổi tàu ngư dân trên biển Hoàng Sa... Xem thêm

Gắn bản đồ Việt Nam bằng gốm tại Trường Sa

          Tấm bản đồ Việt Nam bằng gốm được họa sỹ Nguyễn Thu Thủy thực hiện có kích thước hoành tráng: 2,3m x 1,9m, gồm 88m miếng gốm ghép lại, nung trên 1200 độ C.

Gắn bản đồ Việt Nam bằng gốm tại Trường Sa
          Tấm bảm đồ ghép gốm in rõ nét từng địa danh, từng tên đảo, đá, cồn san hô, từng bãi cạn, bãi ngầm… trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cùng các hòn đảo khác dọc chiều dài lãnh thổ Việt Nam vừa được gắn thành công tại Nhà khách Thủ đô, đảo Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa)... Xem thêm

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Tàu cá Trung Quốc tham gia xâm chiếm Biển Đông

        Dùng ngư dân để gây hấn và khẳng định “chủ quyền” không phải là chiêu mới của Trung Quốc. Khi xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng này.

Các tàu bán quân sự và tàu cá Trung Quốc ở cảng cá Bạch Mã Tỉnh (Hải Nam)

         Ngoài thành phố Tam Á, ở tỉnh Hải Nam còn có một địa điểm rất đáng chú ý là cảng cá Bạch Mã Tỉnh ở vịnh Đan Châu. Tam Á và công ty Phúc Cảng là gương mặt đại diện của lực lượng dân quân hàng hải tỉnh Hải Nam. Trong khi đó, Đan Châu và thế hệ các công ty hải sản, hiện nay là Tập đoàn Hải sản tỉnh Hải Nam, có thể được coi là “tiên phong” của hiện tượng dùng ngư dân thực hiện các mục tiêu quân sự... Xem thêm